Khi nhập cảnh vào một quốc gia bất kỳ, ngoài các giấy tờ cần thiết thì khám sức khỏe IOM cũng là điều kiện bắt buộc đối với người nhập cư. Hãy cùng Custom Invest tìm hiểu sâu hơn về quá trình và kinh nghiệm khi khám sức khỏe di dân tại IOM – Organization for Migration thông qua bài viết sau.
1. Khám sức khỏe IOM là gì?
Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM – Organization for Migration) là một phần của Hệ thống Liên Hợp Quốc. Đây là tổ chức liên chính phủ hàng đầu thúc đẩy di cư nhân đạo và có trật tự. IOM đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1987.
Nhiệm vụ của IOM Việt Nam là đảm bảo rằng những người di cư dưới sự bảo trợ của IOM có đủ sức khỏe để đi lại. Chứng minh rằng họ không gây nguy hiểm cho những người đi cùng và họ được chăm sóc y tế thích hợp trong tất cả các giai đoạn di cư.
Một số hoạt động chính của quá trình khám sức khỏe IOM bao gồm:
- Đánh giá sức khỏe của người di cư tiềm năng.
- Điều trị trước khi khởi hành (chẳng hạn như Bệnh lao và một số bệnh truyền nhiễm).
- Tư vấn HIV và giáo dục sức khỏe.
- Tiêm Vaccine.
- Hộ tống y tế trong quá trình vận chuyển hàng không của người di cư cần được chăm sóc.
- Đảm bảo chất lượng cho các bác sĩ hội đồng địa phương và các phòng thí nghiệm trực thuộc.
Theo yêu cầu của Chính phủ Úc, Canada, New Zealand, Hoa Kỳ, Malaysia và Vương quốc Anh, IOM được bổ nhiệm để đánh giá sức khỏe cho người di cư, tị nạn và sinh viên theo các hướng dẫn về sức khỏe của các quốc gia tương ứng.
2. Danh sách các địa chỉ khám sức khỏe IOM tại Việt Nam.
Sức khỏe di cư là một hoạt động cốt lõi của IOM Việt Nam. Điều này được thực hiện theo các hướng dẫn về sức khỏe của Tổ chức và phù hợp với luật pháp quốc gia cụ thể. Tại Việt Nam, bạn có thể tiến hành khám sức khỏe IOM tại:
- Phái đoàn IOM tại Việt Nam:
- Tầng 4, Ngôi nhà Xanh Một LHQ (GOUNH), 304 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.
- Tel: (+84.24) 38 500 100 – Fax: (+84.24) 37 265 520
- Email: hanoi@iom.int
- IOM – Chi nhánh TP.HCM:
- 1B Phạm Ngọc Thạch, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM.
- Tel: (+84.28) 3822 2057 – Fax: (+84.28) 3822 1780
- Email: hcmc@iom.int
- IOM – Chương trình Giám định Sức khỏe tại Hà Nội:
- Tầng 10, Tòa nhà Keangnam Landmark 72, Đường Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Tel: (+84.24) 3736 6258 – Hotline: (+84-9) 66 319 066
- Email: hanoi@iom.int
IOM Việt Nam mở cửa từ thứ Hai đến thứ Sáu. Chương trình Giám định Sức khỏe tại Hà Nội mở cửa từ 8h – 12h và 13:00 – 17:00. Văn phòng & Chương trình Giám định Sức khỏe tại thành phố Hồ Chí Minh mở cửa từ 7h30 – 12h và 13:00 – 17:00.
3. Quy trình khám sức khỏe di dân ở IOM diễn ra như thế nào?
Ngoài địa chỉ thăm khám thì quy trình khám sức khỏe IOM cũng được nhiều người quan tâm. Dưới đây là tất tần tật các thông tin về chương trình này.
3.1 Hướng dẫn cách đặt lịch khám.
Để đặt lịch khám, bạn cần gọi điện thoại đến văn phòng IOM gần nhất để được tư vấn khung giờ phù hợp. Bạn nên nêu rõ mục đích khám sức khỏe và đặt lịch trước ít nhất 1 ngày.
Sau khi xác nhận lịch hẹn, bạn chỉ cần đến theo đúng lịch, khám theo quy trình và chờ kết quả trong vòng 4 tuần.
3.2 Giấy tờ cần chuẩn bị trước khi khám sức khỏe ở IOM?
Trước khi đến khám sức khỏe IOM, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ cần thiết:
- Hộ chiếu hợp lệ gốc, 3 bản sao trang dữ liệu sinh học.
- Hồ sơ nhập cư của bạn và mẫu DS-260.
- 2 ảnh cỡ hộ chiếu gần đây được chụp dưới sáu tháng theo thông số kỹ thuật ảnh của Hoa Kỳ, (kích thước: 2 inch X 2 inch trên nền trắng / xám nhạt).
- Nếu bạn đã tiêm vaccine, X quang hoặc bất kỳ hồ sơ y tế nào khác trước đó, vui lòng mang theo bản gốc cộng với bản sao vào ngày hẹn.
- Nếu bạn sử dụng kính hoặc kính áp tròng, vui lòng mang theo chúng.
Toàn bộ quá trình kiểm tra y tế sẽ mất một ngày để hoàn thành và sẽ bắt đầu như đã nêu trong xác nhận cuộc hẹn. Vui lòng lưu ý rằng quá trình khám có thể mất cả ngày.
3.3 Quy trình.
Khi đến IOM, chỉ bác sĩ hội đồng được phê duyệt mới có thể thực hiện khám sức khỏe toàn diện vì lý do nhập cư. Quá trình thăm khám đi qua các bước:
Bước 1: Xác nhận thông tin.
Bác sĩ hội đồng hoặc nhân viên phòng khám sẽ yêu cầu bạn cung cấp giấy tờ tùy thân để xác nhận danh tính. Nếu bạn được giới thiệu đi chụp X-quang hoặc các xét nghiệm khác, bạn có thể được yêu cầu xuất trình lại giấy tờ tùy thân khi đi làm các xét nghiệm đó.
Bước 2: Hỏi về lịch sử y tế.
Bác sĩ sẽ cùng bạn điền vào bảng câu hỏi về bệnh sử. Bảng câu hỏi này là về bất kỳ điều kiện y tế trước đây hoặc hiện có. Bạn cũng sẽ được hỏi về bất kỳ loại thuốc nào mà bạn đang dùng.
Bước 3: Kiểm tra thể chất.
Bác sĩ hoặc nhân viên phòng khám y tế sẽ:
- Cân và đo chiều cao.
- Kiểm tra thính giác và thị giác.
- Đo huyết áp.
- Đo nhịp tim.
- Kiểm tra xem chân tay của bạn di chuyển như thế nào.
- Quan sát làn da.
Bác sĩ hoặc nhân viên phòng khám y tế sẽ không kiểm tra bộ phận sinh dục hoặc vùng trực tràng của bạn. Những bộ phận này của cơ thể không cần thiết cho cuộc kiểm tra y tế nhập cư.
Bước 4: Thực hiện các xét nghiệm khả thi khác.
Tùy thuộc vào độ tuổi, bạn có thể được yêu cầu chụp X-quang và xét nghiệm tại phòng khám hoặc phòng thí nghiệm. Đây là kiểm tra định kỳ và bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về bất kỳ kết quả bất thường nào.
Bạn có thể được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa để xét nghiệm thêm, tùy thuộc vào kết quả khám sức khỏe của bạn. Hoàn thành yêu cầu này càng sớm càng tốt để tránh sự chậm trễ trong quá trình xử lý kiểm tra y tế của bạn.
Bước 5: Tiêm phòng COVID-19.
Bác sĩ của hội đồng có thể cung cấp cho bạn vaccine COVID-19. Việc tiêm vaccine là hoàn toàn tự nguyện và không bắt buộc.
Nếu bạn đã được tiêm vaccine COVID-19, hãy mang theo bằng chứng về việc tiêm phòng khi đến khám. Thông tin này sẽ được lưu vào hồ sơ của bạn.
Sau khi kiểm tra xong, bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn một tài liệu xác nhận rằng bạn đã khám sức khỏe và xem kết quả có đạt yêu cầu nhập cư hay không.
3.4 Khám sức khỏe IOM bao lâu có kết quả?
Bạn không cần phải quá lo lắng và hồi hộp khi chờ đợi kết quả khám sức khỏe IOM để nộp lên Lãnh sự quán. Sau từ 1 đến 4 tuần, kết quả khám sức khỏe của bạn sẽ được gửi trực tiếp cho Lãnh sự quán.
Bạn cần tiến hành khám sức khỏe trước khoảng thời gian này để tránh các trường hợp chậm trễ duyệt hồ sơ.
4. Một số kinh nghiệm khám sức khỏe ở IOM.
Theo một số kinh nghiệm khám sức khỏe ở IOM, bạn có thể đem theo lịch sử khám bệnh trước đó như kết quả xét nghiệm, toa thuốc, bệnh án phẫu thuật,… để hỗ trợ quá trình thăm khám.
Ngoài ra, bạn nên ăn nhẹ trước khi đến khám vì khi đói lúc lấy máu dễ bị choáng và khi khám tim phổi sẽ mệt và khó có thể hít sâu. Không nên ăn đồ quá ngọt vì lúc này lượng đường trong máu sẽ tăng dẫn đến kết quả xét nghiệm sai lệch.
5. Những thắc mắc thường gặp khi khám sức khỏe IOM.
Dưới đây là một số câu hỏi và giải đáp thắc mắc của những người có ý định nhập cư khi khám sức khỏe IOM:
5.1 Khám sức khỏe IOM xong thì bao lâu sẽ có visa?
Hiện nay vẫn chưa có quy định nào về việc khám sức khỏe xong bao lâu sẽ có Visa. Điều này phụ thuộc vào thời gian xét duyệt hồ sơ của Lãnh sự quán. Bên cạnh đó là các yếu tố khác như thời điểm nộp hồ sơ, hình thức xin Visa và chất lượng hồ sơ.
Để hồ sơ được xét duyệt nhanh hơn, bạn cần tránh nộp đơn xin Visa và những mùa cao điểm. Hồ sơ tài chính càng mạnh thì tốc độ nhận Visa càng nhanh.
5.2 Nếu kết quả IOM không đạt thì có còn được sang nước ngoài định cư không?
Việc khám sức khỏe trước khi nhập cư là điều quan trọng. Quy trình này đảm bảo ứng viên đang trong tình trạng sức khỏe tốt đảm bảo để học tập và sinh sống tại đất nước khác. Đồng thời cũng không mang bất cứ mầm bệnh nào từ quốc gia này sang quốc gia khác. Vì vậy, nêu kết quả IOM không đạt thì bạn sẽ bị từ chối định cư.
5.3 Những bệnh nào bị cấm hoặc gây ảnh hưởng đến thủ tục nhập cư.
Danh sách bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng đến thủ tục định cư:
- Các bệnh về giun sán.
- Viêm da mụn mủ, các bệnh khác ngoài da do virus, nấm gây ra.
- Viêm màng não, viêm ruột, viêm tim, viêm gan, Rubella.
- Sởi, thủy đậu, tay chân miệng.
- Lao phổi, cúm A/H5N1, ho gà, dại.
- Viêm miệng, viêm đường hô hấp.
- Bệnh tả, kiết lỵ, bệnh do liên cầu lợn gây ra ở người, xoắn khuẩn tiêu chảy.
- Ebola, sốt phát ban, sốt rét, sốt xuất huyết.
- STD – các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như HIV/AIDS, giang mai, lậu,…
Ngoài ra, một số loại bệnh không có khả năng lây nhiễm nhưng lại gây nguy hiểm như ung thư, yếu tim, tiểu đường,…vẫn có thể gây ảnh hưởng đến quá trình nhập cư của bạn.
Trên đây là những thông tin cơ bản về quy trình khám sức khỏe IOM. Bạn cần chuẩn bị thật tốt về vấn đề sức khỏe để quá trình nhập cư trở nên dễ dàng hơn. Theo dõi Custom Invest ngay để thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về các chương trình định cư, an cư tại các quốc gia tiên tiến.