Hiện nay, theo quy định của luật, công dân Việt Nam chỉ được mang một quốc tịch. Trong một số trường hợp cụ thể, Việt Nam vẫn cho phép công dân được nhập quốc tịch nước ngoài. Việc này xuất phát từ nguyên tắc một quốc tịch “mềm dẻo”. Điều này giúp công dân Việt Nam được hưởng nhiều lợi ích hơn.
Mặc dù pháp luật Việt Nam luôn tạo điều kiện cho công dân có thể nhập quốc tịch nước ngoài. Tuy nhiên, chỉ trong một số trường hợp công dân mới được thừa nhận có thêm quốc tịch nước ngoài. Cụ thể quy định đó như thế nào?. Và công dân Việt Nam muốn nhập quốc tịch nước ngoài thì cần thực hiện những thủ tục gì?. Mời các bạn theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Quy định về nhập quốc tịch nước ngoài
Pháp luật Việt Nam hiện nay, trong một số trường hợp công dân có từ hai quốc tịch trở lên. Điều này có nghĩa là ngoài quốc tịch Việt Nam hiện có, công dân có thể nhập tịch nước ngoài. Theo Luật quốc tịch 2014, công dân Việt Nam thuộc các trường hợp sau được mang hai quốc tịch:
- Người xin nhập tịch được CTN cho phép giữ quốc tịch nước ngoài khi xin nhập quốc tịch Việt Nam;
- Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nếu được CTN cho phép;
- Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi;
- Trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam (nếu có quốc tịch nước ngoài thì vẫn được giữ quốc tịch đó);
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có quốc tịch nước ngoài nhưng chưa mất quốc tịch Việt Nam;
- Xung đột pháp luật về nguyên tắc xác định quốc tịch (một người có thể vừa có quốc tịch Việt Nam vừa có quốc tịch nước ngoài). Xuất phát từ các nguyên tắc lãnh thổ/huyết thống/thỏa thuận quốc tế.
Theo pháp luật hiện hành, Việt Nam theo nguyên tắc một quốc tịch “mềm dẻo”. Về bản chất, mỗi công dân Việt Nam chỉ mang một quốc tịch và là quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam đã mở rộng khả năng có hai quốc tịch cho công dân nước mình. Nghĩa là, trong một số trường hợp nhất định , công dân Việt Nam vẫn có thể mang hai quốc tịch.
Vì vậy, công dân Việt Nam khi nhập tịch nước ngoài không chỉ xem xét các điều kiện cho phép nhập tịch theo quy định của pháp luật Việt Nam mà còn là pháp luật của quốc gia mà công dân muốn nhập tịch.
Công dân hai quốc tịch có mối liên hệ pháp lý giữa cá nhân với từ hai quốc gia trở lên. Điều này sẽ dẫn đến xung đột pháp lý khi phát sinh quyền bảo hộ công dân ở nước ngoài. Tuy nhiên, việc sở hữu hai quốc tịch cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích và quyền lợi khi thực hiện các thủ tục di chuyển, cư trú, lưu trú tại các quốc gia mà công dân có quốc tịch.
Song, việc nhập tịch nước ngoài không chỉ căn cứ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Mà còn phụ thuộc vào pháp luật quốc gia mà công dân muốn nhập tịch. Trong trường hợp quốc gia đó cho phép công dân có từ hai quốc tịch trở lên thì công dân có thể giữ nguyên quốc tịch hiện có và xin nhập tịch.
Mặt khác, nếu quốc gia đó theo nguyên tắc một quốc tịch “cứng”, công dân nếu muốn nhập tịch bắt buộc phải xin thôi quốc tịch hiện tại. Sau đó mới có thể xin gia nhập quốc tịch của quốc gia đó. Điều này nhằm hạn chế khả năng xung đột quyền và nghĩa vụ giữa các quốc gia khác nhau trong chế định quốc tịch.
Hướng dẫn các cách nhập quốc tịch nước ngoài
Nhìn chung, pháp luật hiện nay đã quy định linh hoạt về vấn đề nhập quốc tịch nước ngoài. Quy định về nhập tịch ở các quốc gia sẽ khác nhau. Do đó, tùy vào quốc gia mà bạn muốn nhập tịch thì sẽ có các cách nhập tịch khác nhau. Thông thường sẽ có 3 cách nhập quốc tịch nước ngoài sau đây:
Cách 1: Nhập quốc tịch nước ngoài theo nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp luật
Theo đó, một người được nhập tịch nếu họ đáp ứng được các điều kiện tại cả 2 quốc gia. Như một đứa trẻ có ba mẹ đều là người Việt Nam, nhưng được sinh ra trên lãnh thổ Mỹ.
Như vậy có thể thấy, đứa trẻ đó sẽ có thể đồng thời có hai quốc tịch, một quốc tịch được xác định theo nguyên tắc nơi sinh, và quốc tịch Việt Nam được xác định theo nguyên tắc huyết thống. Trừ trường hợp từ chối nhập tịch, đứa trẻ sẽ được thừa nhận quốc tịch tại cả hai quốc gia.
Cách 2: Trở thành công dân nước ngoài thông qua nhập tịch
Đây là cách thông thường dành cho công dân muốn nhập quốc tịch nước ngoài. Trong trường hợp xin nhập tịch tại một quốc gia bất kì, bạn nên nắm rõ các quy định cũng như trình tự nhập tịch tại quốc gia sở tại. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tuân thủ một trong số những điều kiện nhập tịch như:
- Thời gian thường trú lâu dài tại quốc gia đó;
- Tuân thủ pháp luật; đóng thuế đầy đủ;
- Đăng ký nhập tịch với tư cách vợ/chồng của công dân quốc gia đó;
- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cách 3: Trở thành công dân nước ngoài bằng các chương trình đầu tư định cư
Đây được xem là phương thức nhập tịch nhanh chóng và linh hoạt nhất. Bạn có thể tận dụng cơ hội nhập tịch thông qua các chương trình đầu tư định cư. Tiêu chí chính của hình thức nhập tịch này là bạn cần tham gia đầu tư vào quốc gia mà bạn muốn định cư.
Tùy thuộc vào chương trình mà bạn tham gia, số tiền đầu tư và thời gian đầu tư sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thời gian nhập tịch sẽ ngắn hơn so với các hình thức nhập tịch khác. Tại một số quốc gia, bạn có thể được xem xét nhập tịch trong vòng tối thiểu 12 tháng.
Những thắc mắc thường gặp về nhập tịch nước ngoài
Thông qua nội dung vừa chia sẻ, bạn đã nắm được một phần các quy định hiện hành về việc nhập quốc tịch nước ngoài dành cho công dân Việt Nam. Sau đây chúng tôi sẽ giải đáp một số thắc mắc mà Custom Invest nhận được trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư cho các khách hàng.
Người Việt Nam nhập quốc tịch nước ngoài có bị mất quốc tịch Việt Nam không?
Theo quy định, Việt Nam theo nguyên tắc một quốc tịch “mềm dẻo”. Điều này có nghĩa, về bản chất, một công dân Việt Nam chỉ có thể mang một quốc tịch. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngoại lệ, công dân mang quốc tịch Việt Nam vẫn có thể nhập quốc tịch nước ngoài. Công dân Việt Nam chỉ mất quốc tịch khi thuộc các trường hợp tại Điều 26 Luật quốc tịch 2014.
Người Việt Nam có thể lấy tối đa bao nhiêu quốc tịch?
Tại Việt Nam, trong một số trường hợp vẫn cho phép người có hai hay nhiều quốc tịch trở lên. Nghĩa là, Việt Nam không giới hạn tối đa bao nhiêu quốc tịch. Tuy nhiên, việc có được sở hữu đồng thời quốc tịch Việt Nam và quốc tịch của quốc gia khác hay không còn tùy thuộc vào quy định pháp luật của mỗi quốc gia.
Trước khi thực hiện thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, bạn cần tìm hiểu quy định của quốc gia sở tại về nguyên tắc nhập tịch.
Nhập quốc tịch nước ngoài nào đang là xu hướng với quyền lợi tốt dành cho người Việt?
Trên thế giới hiện nay, Mỹ được xem là quốc gia có nền kinh tế phát triển vượt bậc. Các cơ hội việc làm tại thị trường Mỹ luôn đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân. Các chương trình chính sách, an sinh xã hội cũng được Chính phủ Mỹ hỗ trợ rất tốt. Đồng thời, Mỹ cũng sở hữu môi trường giáo dục tiên tiến với những trường đại học danh tiếng và đáng “mơ ước” nhất trên thế giới.
Đầu tư định cư Mỹ là cơ hội tốt để công dân Việt Nam phát triển ra nước ngoài. Thông qua EB-5, người nước ngoài có thể rút ngắn thời gian nhận thẻ thường trú nhân xuống 5 năm. Sau khi có thẻ xanh 5 năm, nhà đầu tư thỏa điều kiện sinh sống tối thiểu mỗi năm 6 tháng (có thể cộng dồn) thì sẽ được thi lấy quốc tịch Mỹ.
Chương trình EB-5 vốn tồn tại 2 hình thức đầu tư: trực tiếp và gián tiếp. Ngoài khả năng sinh lời từ dự án thì nhà đầu tư có thể dễ dàng hơn trong việc nhập tịch tại Mỹ. Nhà đầu tư khi nhập tịch Hoa Kỳ sẽ có được những quyền lợi như công dân Mỹ hiện có. Các quyền và đặc quyền như:
Công dân Hoa Kỳ sẽ được hưởng các quyền và đặc quyền sau đây:
- Công dân có quyền tham gia bầu cử tại địa phương, tiểu bang và liên bang.
- Những đứa trẻ có bố/mẹ là công dân Mỹ đương nhiên có quốc tịch Mỹ từ khi sinh ra.
- Công dân có hộ chiếu Hoa Kỳ có thể đi du lịch nước ngoài mà không cần thị thực (Visa).
- Công dân được hưởng sự bảo hộ của Chính phủ Hoa Kỳ khi đang ở nước ngoài
- Công dân được tiếp cận tốt hơn với các cơ hội việc làm của liên bang
- Công dân được tiếp cận với nền giáo dục hàng đầu. Và sẽ được hỗ trợ học phí từ tiểu bang khi đăng ký vào các trường cao đẳng và đại học công lập.
- Gia đình của công dân cũng được xử lý các thủ tục di trú nhanh hơn khi nhập tịch Mỹ.
Vì vậy, việc nhập tịch Mỹ nên được xem là ưu tiên hàng đầu khi bạn muốn định cư tại nước ngoài. Mỹ luôn được xem là thiên đường cho học tập và định cư dài hạn. Đây là cơ hội để bạn và gia đình có thể mở rộng lợi thế và vươn xa hơn.
Dịch vụ hỗ trợ của CUSTOM INVEST
Custom Invest là một trong những đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực tư vấn đầu tư định cư và BĐS với hệ thống văn phòng tại Việt Nam & Hoa Kỳ. Chúng tôi hỗ trợ toàn diện và chuyên nghiệp cho các gia đình tại Việt Nam. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn, sản phẩm đầu tư an toàn, hiệu quả & phù hợp cao nhất.
Nếu khách hàng cần hỗ trợ hoặc tìm hiểu thêm thông tin, vui lòng liên hệ qua số: 090 6536966. Hoặc ghé thăm trực tiếp tại VP: số 37 Tôn Đức Thắng, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM.